Theo Đông y, khoai lang có nhiều tên như cam thử, phiên chử. Củ khoai tính bình, ngọt, có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thận, kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt.
Lưu ý khi ăn khoai lang
Khoai lang có thể chữa được bệnh vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, hành kinh không dều, di tinh, kiết lỵ. Ngoài ra, ăn khoai lang còn có thể phòng cảm cúm, giảm cân, phòng tránh oxy hóa, chống viêm và phòng nhiều bệnh tật khác cho cơ thể.Dù có rất nhiều tác dụng như vậy nhưng với một số người, ăn khoai lang lại có thể gây hại cho sức khỏe cơ thể.
Người bị thận
Những người mắc bệnh thận tuyệt đối không nên ăn khoai lang vì trong khoai chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin A…, khi thận yếu chức năng loại bỏ lượng kali dư thừa bị hạn chế, sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, yếu tim.
Người có hệ tiêu hóa không tốt
Bạn chỉ được tự cho phép mình ăn trong giới hạn “dưới ba lạng” khoai lang mà thôi.
Những người có hệ tiêu hóa không tốt, thường xuyên bị đầy hơi, trướng bụng không nên ăn nhiều khoai lang vì lúc ăn sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, càng sinh hơi trướng bụng.
Không nên ăn khoai sống
Bởi vì nếu không bị nhiệt phá hủy thì màng tế bào tinh bột của khoai lang sẽ rất khó tiêu hóa trong cơ thể. Đồng thời khi luộc khoai các enzyme trong khoai sẽ bị phân hủy, vì vậy, sau khi ăn sẽ không xuất hiện tình trạng đầy hơi, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn…
Không nên ăn quá nhiều khoai lang
Dù bạn có thèm khoai lang đến mức nào chăng nữa, cũng chỉ được tự cho phép mình ăn trong giới hạn “dưới ba lạng” khoai lang mà thôi. Bởi khoai lang dễ khiến đường tiêu hóa sản sinh một lượng lớn carbon dioxide (CO2), khi ăn quá nhiều sẽ bị đầy hơi và ợ hơi. Và tốt nhất đừng ăn quá nhiều khi đói và chỉ ăn mỗi khoai lang không, khi đó, dạ dày sẽ dễ dàng kích thích sự bài tiết axit dạ dày, có thể dẫn đến cảm giác khó chịu ở bụng.
Ăn vào buổi tối
Ăn khoai lang buổi tối dễ trào ngược axit, đặc biệt là những người dạ dày yếu hoặc người già tiêu hóa kém, vì sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng, cộng với việc ban đêm sự trao đổi chất thấp nên càng khó tiêu hóa dễ dẫn đến mất ngủ.
Nên ăn khoai vào bữa sáng kèm theo sữa nguyên kem hoặc sữa chua, thêm chút hạt và rau xanh sẽ là bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Ăn khi đói
Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa. Không nên ăn khoai lang khi đói.
Ăn cả vỏ
Vỏ khoai lang có nhiều chất kiềm, ăn khoai lang rất tốt cho những ai bị táo bón, nhưng ăn cả vỏ khoai lại không tốt cho tiêu hóa. Những vết nâu, đốm đen trên vỏ khoai khi ăn vào có thể bị ngộ độc thực phẩm.
Khoai lang và quả hồng nên ăn cách nhau khoảng 5h trở lên.
Không ăn hồng với khoai lang
Khoai lang và quả hồng không nên ăn cùng với nhau, ít nhất nên cách nhau khoảng 5h trở lên. Nếu ăn cùng, lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, khiến dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn, phản ứng với chất tannin và pectin trong quả hồng sẽ gây ra sự kết tủa, nghiêm trọng hơn có thể khiến xuất huyết dạ dày hoặc viêm loét dạ dày.
Đã ăn khoai thì giảm ăn món chính
Khoai lang chứa một lượng carbohydrates tương đương với cơm, vì vậy, nếu bạn đã ăn khoai thì nên giảm lượng cơm ăn vào trong ngày để không bị quá dư thừa tinh bột.
Khi ăn khoai lang, các chất trong khoai sẽ dễ dàng tạo ra một lượng lớn khí trong đường tiêu hóa, có thể dẫn đến đầy bụng và ợ hơi, vì vậy, nếu bạn vẫn ăn cơm bình thường thì chỉ nên ăn thêm khoảng 100-200g khoai lang. Điều này sẽ giúp cân bằng dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.
Nên ăn khoai lang kết hợp với rau quả
Nếu bạn chỉ ăn mỗi khoai lang riêng biệt thì sẽ không đủ sự đa dạng dinh dưỡng. Hàng ngày khi ăn khoai lang, nên cố gắng kết hợp ăn thêm các loại rau xanh và trái cây, thực phẩm thuộc nhóm chất đạm để đảm bảo một bữa ăn đầy đủ chất. Ngoài ra, sự kết hợp giữa khoai lang và thực phẩm khác sẽ giúp cho bạn nhận được nhiều hơn những lợi ích sức khỏe kèm theo.
Ví dụ, khi ăn khoai, có thể ăn thêm món thịt lợn, giúp làm tăng khả năng hấp thụ, có thể thúc đẩy sự hấp thu chất carotenoid tan trong chất béo và vitamin E. Khi ăn khoai với một số món ăn mặn có thể điều chỉnh hương vị, giảm axit dạ dày và loại bỏ sự khó chịu của dạ dày do tích tụ khí.
Không ăn củ có đốm đen
Khoai lang bảo quản không tốt sẽ rất dễ bị hà, xuất hiện những đốm đen, nhiều người không vứt bỏ mà cắt bỏ phần hà, đốm đen đi để luộc lên rồi ăn tiếp. Tuy nhiên việc xuất hiện những vết này thì có nghĩa khoai bị nhiễm khuẩn vằn đen ô nhiễm gây độc cho gan.
Loại độc tố này sẽ không hề bị tiêu diệt dù bạn có luộc khoai trong nước sôi sùng sục hay là nướng khoai với than hồng rực. Vì vậy, khi có những biểu hiện này, bạn hãy vứt bỏ đi, đừng tiếc mà gọt vỏ rồi ăn tiếp nhé!
Khoai lang bảo quản không tốt sẽ rất dễ bị hà, nếu ăn có thể gây độc cho gan.
Không ăn khoai để quá lâu
Nhiều người khi mua khoai thường thích khoai lang để lâu ăn ngọt hơn khoai lang mới đào, vì khoai lang để lâu lượng nước sẽ giảm đi sau khi bốc hơi, làm lượng đường trong khoai lang tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên, thì ăn nhiều đường vào cơ thể cũng là điều không tốt nên bạn đừng cố tình để khoai lang dự trữ thật lâu rồi mới ăn. Hơn nữa, khoai lang để lâu tuy không có nguy hiểm như mầm khoai tây nhưng cũng được khuyến cáo là không nên ăn vì mầm khoai có chứa những độc tố, có thể gây nôn mửa và đau bụng.
Khoai lang mọc mầm có ăn được không?
Khoai lang nếu để quá lâu hoặc để ở môi trường ẩm ướt sẽ rất dễ mọc mầm. Theo các chuyên gia nghiên cứu, khoai lang mọc mầm không sinh ra độc tố nên hoàn toàn có thể ăn được.
Tuy nhiên, nên gọt sạch phần mọc mầm và ngâm khoai với nước muối pha loãng khoảng 10 – 15 phút trước khi chế biến. Để tránh trường hợp bị đau bụng, nôn mửa, hoa mắt, chóng mặt do bị nhiễm chất độc từ các loại nấm, hoặc đốm nâu sản sinh khi khoai mọc mầm.
Nhiều người thường không sử dụng khoai lang đã mọc mầm. Vì nó không còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất như trước, mùi vị cũng không còn được thơm ngon, ăn ít có cảm giác bùi, béo đặc trưng.
Không ăn khoai thay cơm
Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải sẽ rất có lợi cho hệ tiêu hoá của bạn. Nhưng nếu bạn ăn quá nhiều, ăn thay cơm mà không bổ sung được những dưỡng chất khác sẽ dẫn đến hậu quả ngược lại. Khi mà cơ thể không kịp tiêu hoá hết, những axit và protein trong khoai lang sẽ tích tụ lại trong dạ dày, dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu, nấc, ợ nóng, thậm chí là bị tiêu chảy.
Nguyên nhân gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe này là do phản ứng của axit tiêu hoá, thành dạ dày bắt đầu co lại, đồng thời điểm tiếp giáp giữa dạ dày và thực quản mở rộng làm cho thức ăn dồn lên phía trên gây ợ chua và nấc nghẹn.
Một số điểm lưu ý khi dùng khoai lang
– Để có tác dụng bổ dưỡng, nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng. Để giải cảm và chữa táo bón phải dùng khoai vỏ trắng ruột trắng.
– Không nên dùng khoai lang (củ và rau) lúc quá đói vì khi đó đường huyết đã thấp, lại làm hạ thêm gây mệt mỏi.
– Không ăn thường xuyên rau lang vì chứa nhiều canxi có thể gây sỏi thận.
– Nên ăn kèm khoai lang với đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất.
4 loại thực phẩm đừng nên ăn cùng hoặc ăn quá gần sau khi ăn khoai lang
1. Ngô
Người có dạ dày yếu nếu trước đó đã ăn khoai thì sau đó không nên ăn thêm ngô.
Ngô có giá trị dinh dưỡng cao, trong số đó, có hơn 70.6g carbohydrate trên 100g ngô. Các vitamin có trong nó rất cao, cao gấp 5-10 lần so với gạo và lúa mì. Thường xuyên ăn các sản phẩm từ ngô hỗ trợ điều trị cho bệnh tim mạch.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những người có dạ dày yếu tiêu hóa ngô cần tiết ra nhiều axit dạ dày. Nếu bạn đã ăn khoai lang trước đó, tốt nhất không nên ăn ngô vào thời điểm này. Nếu không, dạ dày phải tiết ra quá nhiều axit dạ dày để tiêu hóa cả hai, điều này thậm chí còn tệ hơn và dễ bị trào ngược axit.
2. Trứng
Nhiều người sẽ sử dụng trứng cho bữa sáng, đôi khi ăn với một số hạt thô. Trứng chứa rất nhiều protein và một lượng nhỏ chất béo, các chất dinh dưỡng mà nó chứa dễ dàng được cơ thể hấp thụ.
Việc trứng có thể ăn với khoai lang cùng một lúc hay không thực sự khác nhau. Đối với những người có nhu động và tiêu hóa tốt hơn, cả hai có thể được tiêu thụ cùng lúc dễ dàng. Nhưng đối với những người mắc chứng khó tiêu, tốt nhất không nên ăn hai loại này cùng nhau. Bởi vì chúng cần một thời gian dài để tiêu hóa protein cao trong trứng, nếu chúng được ăn với khoai lang, nó có khả năng làm tăng gánh nặng đường tiêu hóa và đau bụng.
3. Cà chua
Ăn cà chua sau khi ăn khoai lang, cơ thể sẽ có quá nhiều axit trong dạ dày.
Khoai lang chứa nhiều chất xơ thô. Sau khi ăn khoai lang, cơ thể cần sản xuất nhiều axit dạ dày để tiêu hóa chất xơ và đường. Chỉ cần ăn cà chua, axit citric và các axit hữu cơ khác trong cà chua có thể làm tăng nồng độ axit dạ dày, từ đó thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Nhưng nếu bạn ăn cà chua sau khi ăn khoai lang, cơ thể sẽ có quá nhiều axit trong dạ dày và gây ra các triệu chứng bất lợi trong dạ dày.
4. Chuối
Chuối chứa chất thiamine, melatonin và các chất dinh dưỡng khác. Thiamine có thể chống lại beriberi và giúp thúc đẩy tiêu hóa. Các vitamin A trong chuối giúp duy trì khả năng sinh sản và sức khỏe mắt của con người.
Mặc dù chuối rất giàu chất dinh dưỡng và có thể giúp tiêu hóa, nhưng không nên ăn chuối trong vòng 1 giờ sau khi ăn khoai lang, nếu không bạn sẽ bị đầy hơi hoặc trào ngược axit dạ dày. Nếu bạn ăn quá nhiều, rất dễ tiêu hóa và ngộ độc mãn tính. Nếu bạn muốn ăn chuối, bạn có thể chọn ăn chuối sau 4 giờ.
5. Gà
Khoai lang không nên ăn cùng thịt gà vì cả 2 đều khó tiêu nên nếu ăn chung sẽ dễ gây trướng bụng, đau bụng. Trường hợp nặng, chúng còn có thể gây khó chịu đường tiêu hóa.
6. Cua ghẹ
Một số người rất dễ bị tiêu chảy sau khi ăn hải sản, còn khoai lang rất dễ khiến người ta có cảm giác no nên nếu ăn cả 2 cùng một lúc thì ở trường hợp nhẹ, bạn có thể bị đau bụng và tiêu chảy, nặng hơn có thể gây sỏi trong cơ thể.
NT (theo khoahoc.tv)