Phụ nữ tiếp thị
  • Trang Chủ
  • Văn hoá – giải trí
  • Diễn đàn doanh nghiệp
  • Đời Sống Tiêu Dùng
  • Giáo Dục
  • Sức Khỏe – Làm Đẹp
  • Du Lịch
  • Chuyện Của Sao
  • Ẩm Thực
  • Nữ Doanh Nhân
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Văn hoá – giải trí
  • Diễn đàn doanh nghiệp
  • Đời Sống Tiêu Dùng
  • Giáo Dục
  • Sức Khỏe – Làm Đẹp
  • Du Lịch
  • Chuyện Của Sao
  • Ẩm Thực
  • Nữ Doanh Nhân
No Result
View All Result
Phụ nữ tiếp thị
No Result
View All Result

Nhà trường và doanh nghiệp chưa gặp nhau

14/05/2019 08:00 Sáng
trong Giáo Dục
0
SHARES
26
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên TwitterChia sẻ trên Google
Mô hình đào tạo kép với thời lượng 30% lý thuyết tại trường nghề, 70% thực hành tại doanh nghiệp (DN) đang được tổ chức thí điểm tại TP.HCM, rất có lợi cho người học nhưng đang gặp nhiều vướng mắc.
Mô hình đào tạo kết hợp với thực hành giúp người học có thể làm việc ngay sau tốt nghiệp  /// Mỹ Quyên
Mô hình đào tạo kết hợp với thực hành giúp người học có thể làm việc ngay sau tốt nghiệp. Ảnh MỸ QUYÊN
Năm 2018, UBND TP.HCM ban hành kế hoạch thực hiện chương trình nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp của thành phố mà một trong những nội dung quan trọng là thí điểm tổ chức thực hiện mô hình “đào tạo kép” ở 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu. Theo đó, các trường cao đẳng (CĐ), trung cấp phối hợp với DN tổ chức đào tạo cho học sinh, sinh viên theo phương thức 30% thời gian học tại trường (lý thuyết và thực hành căn bản) và 70% thời gian thực hành kỹ năng nghề chuyên sâu tại DN.
Đây là mô hình đã thực hiện rất thành công ở Đức với những ưu điểm mà VN nên áp dụng. Chương trình đào tạo được xây dựng thống nhất và bổ trợ cho nhau, có mối quan hệ chặt chẽ gần gũi giữa nhà trường với DN, tốt nghiệp người học có thể làm việc được ngay.
Trường CĐ Kỹ nghệ II đến nay đã có một khóa thí điểm đào tạo kép ở ngành kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải. Ông Bùi Văn Hưng, Phó hiệu trưởng, cho biết: “Chúng tôi đã ký hợp đồng với 5 – 7 DN về cấp thoát nước ở Cần Thơ, Khánh Hòa, TP.HCM… Đến nay đã có 21 em tốt nghiệp, trong đó 17 em có chứng chỉ của Đức. Tuy nhiên, nếu có tham vọng thực hiện mô hình này cho nhiều ngành thì rất khó, vì giữa các công ty và nhà trường không dễ dàng để có tiếng nói chung. Hiện DN chưa thấy được lợi ích của việc tham gia đào tạo vì chưa có cơ chế nào cho họ quyền lợi nhất định. Đó là chưa kể DN phải lo sản xuất nên không phải ai cũng sẵn sàng phối hợp với nhà trường. Nếu đồng ý, họ cũng không bao giờ chia sẻ hết “bí mật nghề nghiệp” cho người học”.
Trong khi đó, Trường CĐ Lý Tự Trọng chỉ đưa 30% thực hành chuyên sâu vào để DN đào tạo. Ông Phạm Hữu Lộc, Hiệu trưởng, lý giải: “Nguồn ngân sách chưa phân bổ cho DN thì DN nào chấp nhận đào tạo? Năng suất lao động của họ cũng sẽ bị giảm vì phải phân công người đứng lớp lâu dài. Nhất là khi trường nào cũng ký kết với DN, thì lấy chỗ đâu để học, người đâu để dạy và thời gian đâu để họ sản xuất kinh doanh?”.
Lãnh đạo nhiều trường CĐ cho biết nếu căn cứ theo quy định về chuẩn chuyên môn nghiệp vụ giáo dục nghề nghiệp thì hiện rất khó để các DN có thể đáp ứng dù tay nghề, trình độ nghề của họ rất cao. Theo quy định của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, người dạy lý thuyết trình độ CĐ phải có trình độ ĐH hoặc ĐH sư phạm chuyên ngành trở lên, dạy thực hành phải có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với ngành nghề giảng dạy; phải có chứng chỉ sư phạm dạy nghề hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên ĐH, CĐ hoặc bằng tốt nghiệp ĐH chuyên ngành sư phạm. Đó là chưa kể có trình độ ngoại ngữ 2 trong khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc.
Thạc sĩ Phạm Quang Tuấn, Trưởng phòng Quản lý đào tạo Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức, nhận định: “Chắc chắn DN sẽ khó đáp ứng được những quy định này. Công việc của họ là sản xuất, kinh doanh, liệu người của DN có đồng ý bổ sung các chứng chỉ nghiệp vụ để tham gia đào tạo khi chưa thấy được quyền lợi trong việc này?”.
Theo ông Tuấn, để giải quyết những vướng mắc trên, nhà nước cần có cơ chế cụ thể, rõ ràng để có thể thực hiện mô hình rất có lợi cho người học này. “Cần có quy định cụ thể về quyền lợi và trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức tham gia hệ thống đào tạo kép. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần có một đơn vị – tổ chức chủ trì để triển khai quá trình đào tạo này (trung gian giữa nhà trường và DN). Ví dụ, ở Đức là Phòng Công nghiệp – Thương mại đảm trách việc tư vấn, kiểm tra và chứng nhận cho các công ty đào tạo; giám sát đánh giá về thiết bị, giáo viên; sắp xếp, điều phối chuyên môn và thời gian… Hiện chưa có đơn vị – tổ chức thẩm định, đánh giá các DN tham gia đào tạo kép để xem có thỏa mãn các điều kiện tổ chức đào tạo như con người, cơ sở vật chất, chương trình, giáo trình… hay không”, ông Tuấn nói.

Mỹ Quyên/TNO

Tags: doanh nghiệpđào tạonhà trườngsinh viên
Bài Trước

5 loại thực phẩm ăn khi bụng rỗng, có bổ đến mấy cũng thành thuốc độc

Bài Sau

Thanh long Bình Thuận tăng giá đột biến

Bài Sau

Thanh long Bình Thuận tăng giá đột biến

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

Từ 1.7.2025, bệnh nhân được Bảo hiểm Y tế (BHYT) chi trả 100% quyền lợi khi đến khám và điều trị tại Bệnh viện FV

Từ 1.7.2025, bệnh nhân được Bảo hiểm Y tế (BHYT) chi trả 100% quyền lợi khi đến khám và điều trị tại Bệnh viện FV

04/07/2025 02:41 Chiều
Highlands Coffee Tiên Phong Ra Mắt Mô Hình Drive-Thru Đầu Tiên Trong Ngành Đồ Uống Tại Việt Nam

Highlands Coffee Tiên Phong Ra Mắt Mô Hình Drive-Thru Đầu Tiên Trong Ngành Đồ Uống Tại Việt Nam

03/07/2025 09:51 Chiều
Hiệu năng thực tế của Infinix Note 50 với chip Helio G99 Ultimate

Hiệu năng thực tế của Infinix Note 50 với chip Helio G99 Ultimate

03/07/2025 03:27 Chiều
PNJ ghi dấu tại Event Marketing Awards 2025 với chiến thắng Best Cost-Effective Event

PNJ ghi dấu tại Event Marketing Awards 2025 với chiến thắng Best Cost-Effective Event

03/07/2025 03:22 Chiều
Lolita Lempicka – Nghệ thuật nước hoa tôn vinh vẻ đẹp nữ tính

Lolita Lempicka – Nghệ thuật nước hoa tôn vinh vẻ đẹp nữ tính

03/07/2025 07:59 Sáng

Thông tin liên hệ

Phụ Nữ Và Tiếp Thị

Điện Thoại: 0585842658

Email: phunutiepthi@gmail.com

Chuyên Mục

Chuyên mục

  • Ẩm Thực
  • Chưa Phân Loại
  • Chuyện Của Sao
  • Diễn đàn doanh nghiệp
  • Du Lịch
  • Đời Sống Tiêu Dùng
  • Giáo Dục
  • Nữ Doanh Nhân
  • Sức Khỏe – Làm Đẹp
  • Văn hoá – giải trí
  • videos

Đăng ký nhận tin

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Văn hoá – giải trí
  • Diễn đàn doanh nghiệp
  • Đời Sống Tiêu Dùng
  • Giáo Dục
  • Sức Khỏe – Làm Đẹp
  • Du Lịch
  • Chuyện Của Sao
  • Ẩm Thực
  • Nữ Doanh Nhân