Báo cáo chỉ số logistics thị trường mới nổi 2021 do nhà cung cấp dịch vụ kho vận hàng đầu thế giới Agility công bố vào đầu năm 2022 cho thấy, năm 2021, Việt Nam đã tăng 3 bậc xếp hạng so với năm 2020, đứng ở vị trí thứ 8 trong top 10 quốc gia đứng đầu.
Ở bậc đại học, tính đến tháng 10/2021, Việt Nam đã có 49 trường đại học tuyển sinh và đào tạo ngành/chuyên ngành logistics với tổng quy mô tuyển sinh là 4.100 chỉ tiêu và tổng số lượng đang theo học tại trường khoảng 7.000 sinh viên.
Ở bậc cao đẳng và trung cấp, có 54 trường cao đẳng và 11 trường trung cấp đào tạo nghề logistics với chỉ tiêu tuyển sinh tương ứng là 3.560 sinh viên cao đẳng và 2.815 học sinh trung cấp.
Tuy vậy, theo dự báo, trong 3 năm tới, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics sẽ cần thêm khoảng 18.000 lao động, trong khi các doanh nghiệp sản xuất, thương mại và dịch vụ sẽ cần hơn 1 triệu nhân sự có chuyên môn về logistics.
Các công ty kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam phải đối mặt với việc thiếu hụt nguồn nhân lực trình độ cao. Trong khi đó, nguồn cung lao động hiện tại cho dịch vụ logistics chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu thực tế.
Với mức tăng trưởng từ 10-15% mỗi năm, logistics được coi là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và đóng vai trò thiết yếu trong quá trình phát triển kinh tế và xã hội.
Trong bối cảnh trên và cũng là một hoạt động trong khuôn khổ hợp tác song phương giữa hai chính phủ Việt Nam và Úc, thông qua chương trình Úc cùng Việt Nam phát triển, hợp phần thúc đẩy chất lượng giáo dục nghề nghiệp với việc thử nghiệm mô hình đào tạo với sự dẫn dắt của doanh nghiệp được triển khai với ngành logistic tai Việt Nam từ năm 2017, dự án Đào tạo nghề của Aus4SKills tiếp nối việc sử dụng và nhân rộng mô hình Chiến lược Đào tạo và đánh giá theo năng lực thực hiện trong ngành Logistics tại Việt Nam (CBTA).
Là một phần của các hoạt động phát triển năng lực đào tạo dành cho các giảng viên GDNN và các bộ đào tạo doanh nghiệp, dự án sẽ triển khai hai hoạt động chính sau: Khoá đào tạo nâng cao về chiến lược CBTA và khoá học ngắn hạn Australia Awards Short Course (AASC) đối với chiến lược Đào tạo nghề cho giảng viên và cán bộ GDNN trong ngành logistics.
Bà Lou De Castro Myles, Chuyên gia Giáo dục nghề nghiệp, Giảng viên quốc tế của Strategic, Úc cho biết: “Phương pháp CBTA này nhằm đảo bảo cho người học thực hiện được kỹ năng như ngoài môi trường làm việc thực tế. CBTA chú trọng vào môi trường làm việc mà giáo viên và người học cần phải thấu hiểu những yêu cầu trong môi trường làm việc là thực tập trong môi trường mô phỏng theo đúng tiêu chuẩn của công ty làm việc logistics. Logistics là một ngành làm việc quốc tế, do đó chúng ta phải lưu ý đến các tiêu chuẩn quốc tế. Chúng tôi đem phương pháp này tới Việt Nam cũng như những tiêu chuẩn quốc tế khác đã được xây dựng bởi APEC”.
Khoá học ngắn hạn về Chiến lược và Đánh giá dựa trên năng lực thực hiện CBTA năm 2023 được triển khai từ tháng 9 năm 2023 đến tháng 4 năm 2024, với sự hỗ trợ của chính phủ Úc thông qua chương trình Aus4Skills.
Chương trình được thiết kế và triển khai nhằm nâng cao năng lực của giảng viên trong ngành Logistics và quản lý cấp cao từ các đối tác GDNN, cán bộ đào tạo của ngành và cán bộ nhân lực trong thiết kế và cung cấp chương trình giảng dạy dựa trên năng lực phù hợp với tiên chuẩn nghề và tiêu chuẩn kỹ năng nghề trong ngành Logistics.
Trong khoá học, các chuyên gia Úc đã hỗ trợ huấn luyện cho 5 dự án thí điểm có sự tham gia của 5 cơ sở giáo dục nghề nghiệp để áp dụng lý thuyết vào thực tiễn bằng cách thực hiện các dự án triển khai tại nơi làm việc. Khóa học cung cấp cơ hội cho sinh viên vừa học tập tại kho mô phỏng, vừa được tiếp cận môi trường làm việc thực tế tại doanh nghiệp, giúp hình dung được an toàn trong kho, an toàn với hàng hóa, an toàn với con người là như thế nào.
Theo ông Vũ Ninh, Chủ tịch Hội đồng tư vấn kỹ năng nghề ngành Logistics (LIRC): “Thông qua chương trình Aus4Skills, Australia đã hỗ trợ lĩnh vực GDNN ở Việt Nam thành lập Hội đồng LIRC, là một mô hình chưa từng có ở Việt Nam do doanh nghiệp dẫn dắt, giúp đưa ra những dự báo về kỹ năng nghề, cung cấp các bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề và đóng góp vào việc xây dựng các khoá đào
Sau 7 tháng thực hiện, chương trình đã kết thúc với Hội nghị tổng kết chiến lược đào tạo và đánh giá theo năng lực thực hiện trong ngành logistics Việt Nam CBTA 2023 vào ngày 12 tháng 4 năm 2023 vừa qua. Hội nghị tổng kết với các phần trình bày kết quả của các dự án ứng dụng, cũng như cải tiến về chất lượng giảng dạy và thông báo kết quả thu hoạch được từ dự án và cung cấp thông tin cho ban quản lý và các bên liên quan.
Phát biểu tại chương trình tổng kết, bà Vũ Lan Hương, phó chánh văn phòng, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp nhấn mạnh: “Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, ngành Logistics tại Việt Nam đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo lập và duy trì sự liên kết mạnh mẽ trong chuỗi cung ứng hàng hóa giữa Việt Nam và các nước khác trên thế giới. Để đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường và nâng cao hiệu suất, năng suất lao động, việc hỗ trợ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổ chức đào tạo và đánh giá theo năng lực thực hiện đã trở thành một yếu tố quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp”.
Với xu thế phát triển của ngành Logistíc và thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0, các dịch vụ logistics mới gia tăng, đòi hỏi cao hơn yêu cầu về nhân lực chất lượng và sáng tạo. Do vậy, những hoạt động đào tạo và nâng cao về giáo dục ngành đóng vai trò quan trọng không những để đảm bảo nguồn cung và cầu gặp nhau tương thích mà còn đáp ứng nguồn cung có chất lượng cho doanh nghiệp trong ngành.
Bên cạnh đó, sự thành công của chương trình đào tạo này cũng là một bước tiến quan trọng khẳng định vị thế, tầm quan trọng của Hội đồng kỹ năng nghề ngành Logistics (LIRC), cũng như chương trình Úc cùng Việt Nam phát triển nguồn nhân lực (Aus4Skills) trong việc thực hiện chung sứ mệnh nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistics Việt Nam theo trình độ chung của khu vực và quốc tế.
Mỹ Hạnh