ảnh minh họa/internet
Cụ thể, các đơn vị, trường học phối hợp với ngành y tế và các ngành có liên quan chủ động xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm trong các đơn vị, trường học; thực hiện hiệu quả các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, theo dõi và quản lý tốt sức khỏe của trẻ em, HSSV, cán bộ, giáo viên trong nhà trường. Khi phát hiện có sự cố về an toàn thực phẩm cần thông báo ngay cho cơ quan chức năng tại địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời.
Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho HSSV, cán bộ, giáo viên và cha mẹ học sinh về các biện pháp phòng, chống ngộ độc thực phẩm.
Yêu cầu cán bộ, giáo viên, nhân viên khi chế biến thực phẩm thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, vệ sinh khu chế biến thực phẩm, sử dụng phụ gia thực phẩm an toàn, kiểm soát nguồn nguyên liệu thực phẩm an toàn, nhận biết, sử dụng thực phẩm, thức ăn đảm bảo an toàn. Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm bị ôi thiu, mốc, hỏng để chế biến thức ăn trong trường học.
Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại các bếp ăn tập thể. Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn, căng tin trường học, tập trung vào các trường có tổ chức ăn nội trú, bán trú cho trẻ em, HSSV.
Kiên quyết không để các đơn vị cung cấp thực phẩm, chế biến suất ăn sẵn không chấp hành đầy đủ các quy định về an toàn thực phẩm, không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cung cấp thực phẩm cho các trường học tổ chức ăn nội trú, bán trú.
Thủ trưởng các đơn vị, trường học phải chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định của pháp luật, trước Giám đốc Sở nếu để xảy ra mất an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học.