Giá vàng thế giới đảo chiều tăng trở lại do nhu cầu mua vào và đồng USD yếu sau khi trải qua tuần mất giá sâu nhất kể từ trung tuần tháng 3.
Cuối phiên giao dịch ngày 28/8, vàng giao ngay tăng 1% lên 1.878,33 USD/ounce, trong khi vàng kỳ hạn tháng 12 của Mỹ đóng cửa tăng 0,9% lên 1.882,3 USD/ounce.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và phó Tổng thống Joe Biden sẽ đối đầu trong cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên của họ vào ngày 29/9 và điều này tác động lên thị trường tiền tệ khiến đồng USD yếu đi. Chỉ số USD đã giảm 0,4% từ mức đỉnh 2 tháng đã đạt được trong phiên trước so với rổ tiền tệ. USD và vàng thường biến động ngược chiều nhau.
Vàng giảm giá còn bởi nhu cầu mua vào của nhà đầu tư đã phục hồi sau đợt sụt giảm mạnh của tuần trước.
Mặc dù giá vàng tăng cao trong phiên qua nhưng so với mức cao kỷ lục 2.072,5 USD/ounce trong tháng 8 thì giá kim loại này vẫn mất khoảng 10%. Kim loại này tuần trước đã có tuần giảm mạnh nhất kể từ ngày 13/3 bởi nhà đầu tư đẩy mạnh bán ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán lên cao, đồng USD tăng giá và sự không chắc chắn về các chương trình kích thích kinh tế tiếp theo.
Ở thị trường trong nước, giá vàng ngày 28/9 sụt giảm theo xu hướng của thị trường thế giới phiên buổi chiều cùng ngày. Cuối giờ chiều hôm qua, vàng SJC mua vào bán ra tại 54,65 – 55,3 triệu đồng/lượng, giảm 250 nghìn đồng so với hai ngày cuối tuần. So với thế giới, giá vàng trong nước vẫn đắt hơn 3 triệu đồng/lượng.
Với đà tăng của phiên đêm qua, giá vàng trong nước sáng nay 29/9 dự kiến sẽ được điều chỉnh tăng, có thể trở lại mức trên 55,5 triệu đồng mỗi lượng.
Tham khảo: Kitco