(Tieudung.vn) – Canxi không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với xương và răng, mà còn là một phần không thể thiếu đối với hệ thần kinh, cơ bắp và hệ thống miễn dịch. Dưới đây là dấu hiệu cơ thể đang ‘khát’ canxi mà bạn nên biết.
Chóng mặt, tê mỏi
Ngồi lâu một chỗ cảm thấy tay chân bị tê, mỏi lưng, đứng dậy thì bị hoa mắt chóng mắt, cảm giác này chỉ diễn ra trong vài chục giây rồi lại trở lại trạng thái bình thường.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Thường xuyên bị chuột rút
Chuột rút là một trong những triệu chứng ban đầu của thiếu canxi. Tình trạng đau cơ bắp, đặc biệt là ở đùi, cánh tay, nách… trong khi di chuyển hay khi đi bộ cũng có thể là một dấu hiệu của sự thiếu hụt canxi.
Hay bị cảm cúm, nhiễm trùng
Thiếu canxi có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị cảm cúm, nhiễm trùng và các bệnh lý khác. Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết các phản ứng miễn dịch của cơ thể. Khi mức canxi trong máu giảm thấp, khả năng chống lại vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh cũng giảm đi, khiến người mẹ dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng hoặc cảm cúm thông thường.
Ngủ không ngon giấc
Thiếu canxi có thể gây ra các rối loạn giấc ngủ, khiến mẹ bị khó ngủ, bị mất ngủ sau sinh. Canxi có tác dụng giúp cơ thể thư giãn và điều chỉnh các hoạt động thần kinh. Khi thiếu canxi, sự mất cân bằng trong hoạt động của hệ thần kinh có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu, hoặc giấc ngủ không đủ chất lượng. Điều này làm tăng cảm giác mệt mỏi, căng thẳng và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Móng tay yếu và dễ gãy
Móng tay cũng cần có đủ lượng canxi để mọc khỏe và không bị giòn. Móng tay yếu và dễ gãy cũng là biểu hiện của sự thiếu canxi trong cơ thể.
Bệnh loãng xương
Giảm mật độ xương, loãng xương là biểu hiện đáng chú ý nhất trong danh sách các triệu chứng của thiếu hụt canxi. Giảm mật độ xương thường xảy ra ở phụ nữ mãn kinh hoặc sau mãn kinh có nồng độ estrogen giảm, làm giảm sự hấp thu canxi. Bởi vì khi cơ thể thiếu canxi thì sẽ rút canxi từ xương để phục vụ nhu cầu của tim và các cơ quan khác.
Giảm mật độ xương (giai đoạn bắt đầu của loãng xương) và loãng xương cần phải được theo dõi và đánh giá thường xuyên, bằng cách đo mật độ xương và kiểm tra nồng độ canxi trong máu định kỳ.
Mất ngủ
Đây cũng là một dấu hiệu quan trọng của sự thiếu hụt canxi. Người không có đủ canxi trong chế độ ăn uống thường sẽ bị mất ngủ, giấc ngủ không sâu, thức dậy mệt mỏi.
Riêng với trẻ em sẽ có một số biểu hiện điển hình khác như: với trẻ nhỏ sẽ thường hay bị giật mình, quấy khóc khi ngủ, chậm phát triển kỹ năng vận động (chậm biết bò, đứng, đi…). Nếu tình trạng thiếu canxi kéo dài, trẻ có thể bị chân vòng kiềng, vẹo cột sống, …Với trẻ em lớn đang phát triển, dấu hiệu rõ rệt nhất là trẻ thường kêu đau nhức xương khi vận động và giảm đau khi nghỉ ngơi hoặc được xoa bóp.
Mòn men răng, chậm mọc răng
Răng và xương bị tác động lớn khi bạn thiếu canxi. Do vậy, khi nhận thấy dấu hiệu này bạn cần rà soát lượng canxi trong chế độ ăn và kiểm tra mật độ khoáng trong xương, vì đây là một trong những dấu hiệu của tình trạng thiếu canxi.
Làm gì để cải thiện khả năng canxi trong cơ thể?
Nếu bạn chưa tìm thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số này, nên đi khám để kiểm tra nồng độ canxi trong cơ thể.
If nồng độ canxi thấp, có thể thực hiện một số thay đổi về chế độ ăn và lối sống:
– Bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi như sản phẩm từ sữa, rau lá xanh (cải xoăn, rau bina), hạnh nhân và thực phẩm tăng cường (nước cam, ngũ cốc tăng cường)… Đây là những nguồn cung cấp canxi tuyệt vời.
– Nếu chế độ ăn uống không đủ, thực phẩm bổ sung canxi có thể giúp thu hẹp khoảng cách thiếu thanh này. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến kiến trúc chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ trước khi bắt đầu bổ sung bất kỳ sản phẩm nào để đảm bảo lượng phù hợp.
– Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả hơn. Tiếp xúc đủ với ánh sáng mặt trời, ăn thực phẩm giàu vitamin D (như cá béo và sữa tăng cường) hoặc cân nhắc dùng thực phẩm bổ sung nếu được khuyến nghị.
Theo Tieudung