Với những trẻ, thân nhiệt ở miệng từ 37,5 độ C trở lên, ở nách từ 37,2 độ C tức là bé đang sốt, song không phải trường hợp nào cũng cần dùng đến thuốc hạ sốt. Ảnh minh họa.
Chườm lạnh bằng nước đá
Một số bà mẹ khi có con bị sốt thì chườm lạnh cho con tuy nhiên đây là cách truyền nhiệt hiệu quả rất thấp.
Theo các chuyên gia khuyến cáo không hạ nhiệt bằng vật lý, không đắp khăn lạnh, tắm lạnh hay chườm lạnh. Cha mẹ nên chuẩn bị một chiếc khăn mềm rồi nhúng vào nước ấm hoặc nước sôi để nguội như vậy sẽ tốt hơn cho trẻ.
Đắp chăn cho trẻ khi sốt cao
Khi trẻ đang sốt cao bao giờ người cũng rét run, chân tay lạnh ngắt, thậm chí nhìn thấy vân tím ở chân, do khi bé sốt thì hiện tượng co mạch ngoại vi nên có cảm giác lạnh nhưng thực tế nhiệt độ trong người nóng rừng rực.
Dù trẻ kêu lạnh cha mẹ cũng không nên đắp chăn cho con, bởi việc đắp chăn càng làm cho thân nhiệt của trẻ tăng cao. Vì vậy, cha mẹ đừng bao giờ đắp chăn ấm cho con khi trẻ đang sốt cao, bởi việc làm này là phản khoa học với trẻ.
Lạm dụng thuốc đặt hậu môn
Khi trẻ sốt cao nhiều cha mẹ muốn hạ sốt nhanh cho con nên thường dùng thuốc hạ sốt đặt hậu môn. Nhưng theo ý kiến của rất nhiều chuyên gia đều lên tiếng khuyến cáo các mẹ không nên lạm dụng loại thuốc này. Việc các bà mẹ lạm dụng thuốc nhét hậu môn vì thuốc có thể gây tác dụng phụ gây ngộ độc gan, thận cho trẻ.
Uống thuốc hạ sốt nhiều
Khi con ốm nhiệt độ tăng cao một chút là nhiều bà mẹ ngay lập tực cho con sử dụng thuốc hạ sốt. Việc làm dụng thuốc hạ sốt sẽ không tốt cho sức khỏe của bé. Vì vậy, mẹ chỉ nên cho con mình uống thuốc khi bé sốt từ 38,5 độ C.
Với những trẻ, thân nhiệt ở miệng từ 37,5 độ C trở lên, ở nách từ 37,2 độ C tức là bé đang sốt, song không phải trường hợp nào cũng cần dùng đến thuốc hạ sốt.
Nếu thấy con chỉ sốt ở nhiệt độ ở mức 37,5-38,5 độ C, chỉ cần cởi bớt quần áo, cho bé uống nhiều nước, hoặc bú mẹ nhiều hơn.