Có rất nhiều cách để ổn định huyết áp của bạn, bao gồm thay đổi chế độ ăn uống và thuốc men.
Các cách đơn giản giúp bạn ổn định huyết áp
Huyết áp cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và nhồi máu cơ tim vì vậy giữ chỉ số huyết áp của bạn ở mức bình thường là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe.
Có nhiều cách tự nhiên để giữ cho huyết áp của bạn ở mức bình thường. Những thay đổi đơn giản về chế độ ăn uống lẫn lối sống của bạn là cách tuyệt vời để thực hiện điều này.
1. Tập thể dục nhiều hơn
Bạn đã nghe điều này một triệu lần đúng không? Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bên cạnh việc ngăn ngừa bệnh tật và kiểm soát trọng lượng cơ thể, một lịch trình tập luyện phù hợp có thể giữ cho huyết áp của bạn cân bằng.
Bạn nên chọn một môn thể dục mà bạn có thể gắn bó với nó lâu dài. Đi bộ, đi xe đạp, bơi lội là những lựa chọn tuyệt vời . Hãy tập thể dục 30 phút mỗi ngày để ổn định huyết áp của bạn theo hướng tích cực.
2. Giảm cân
Thừa cân dẫn đến huyết áp cao. Rất nhiều loại thực phẩm gây tăng cân chứa nhiều chất natri và chất béo, là một yếu tố khác dẫn đến gia tăng lượng cholesterol không lành mạnh trong cơ thể.
Giảm cân có thể giúp bạn trở lại mức bình thường. Duy trì thói quen tập thể dục của bạn và giảm lượng calo từ chế độ ăn uống sẽ giúp bạn giảm cân thành công, ổn định trọng lượng và huyết áp.
3. Ăn uống lành mạnh
Thực phẩm bổ dưỡng bảo vệ sức khỏe của bạn theo nhiều cách. Vì vậy, hãy ăn nhiều nhóm thực phẩm khác nhau, gồm nhiều trái cây, rau quả cũng như ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc và sữa ít béo. Chế độ ăn uống giúp bạn kiểm soát được chất béo và lượng calo, duy trì một trọng lượng phù hợp. Đây cũng là một cách để ổn định huyết áp mà không cần dùng thuốc.
Chế độ ăn uống lành mạnh cũng là một cách để ổn định huyết áp mà không cần dùng thuốc.
4. Điều chỉnh lượng muối
Hầu hết người Mỹ ăn quá nhiều muối. Hầu hết mọi người ăn nhiều muối hơn mức cần thiết. Lượng muối có tác động quan trọng đến huyết áp của bạn. Giảm lượng muối trong cơ thể khi huyết áp của bạn tăng quá cao là cực kỳ quan trọng.
Ngoài việc cắt giảm muối trong bữa ăn, bạn cũng nên cắt giảm các bữa ăn tại nhà hàng, đồ ăn nhanh, các loại thịt chế biến sẵn, đó là những thực phẩm chứa lượng muối rất cao.
5. Bổ sung kali
Kali là một chất dinh dưỡng giúp ổn định huyết áp của bạn. Vì vậy, sự thiếu hụt kali không có lợi cho sức khỏe tim mạch của bạn. Trong thực tế, quá ít kali có thể dẫn đến đau tim.
Hầu hết các loại trái cây và rau quả đều chứa kali, nhưng khoai tây, khoai lang, chuối, rau lá xanh và bí chứa nhiều hơn cả. Nếu bạn vẫn lo lắng vì mình chưa bổ sung đủ, hãy nói chuyện với bác sỹ để có những cách thức bổ sung phù hợp.
6. Ngừng hút thuốc
Hút thuốc có thể làm tăng huyết áp của bạn. Vì vậy, hãy từ bỏ thói quen này để có huyết áp tốt hơn. Ngoài ra, bỏ thuốc cũng bảo vệ bạn khỏi các vấn đề sức khỏe khác nưa bao gồm cả ung thư phổi và bệnh khí thũng. Nếu bạn không thể cai thuốc, hãy thử các sản phẩm giúp cai thuốc lá.
Nếu bạn đang dùng thuốc ổn định huyết áp, rượu sẽ cản trở hiệu quả của thuốc.
7. Giảm uống rượu
Một lượng nhỏ rượu mỗi ngày có thể giúp hạ huyết áp, nhưng uống quá nhiều rượu có thể khiến huyết áp tăng cao. Nếu bạn đang dùng thuốc ổn định huyết áp, rượu sẽ cản trở hiệu quả của thuốc. Bạn nên giảm giần số lượng rượu uống mỗi ngày. Nếu bạn thấy mình khó bỏ rượu, hãy gặp bác sỹ để xin lời khuyên.
8. Giảm căng thẳng
Căng thẳng mạn tính có thể góp phần làm tăng huyết áp. Khi căng thẳng, người bệnh có xu hướng ăn thực phẩm không lành mạnh, uống quá nhiều rượu hoặc hút thuốc. Những yếu tố này đều ảnh hưởng tiêu cực đến huyết áp.
Nếu không thể loại bỏ căng thẳng, bạn có thể đối phó với chúng theo cách lành mạnh. Chẳng hạn như lập kế hoạch cho một ngày và tập trung vào các ưu tiên; tránh làm việc quá sức và học cách từ chối những thứ nằm ngoài danh sách.
Đi làm bằng phương tiện giao thông công cộng có thể giúp bạn giảm căng thẳng khi lái xe trong giờ cao điểm.
Tập trung vào những vấn đề bạn có thể kiểm soát và lập kế hoạch giải quyết chúng. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong công việc, hãy nói chuyện với người quản lý. Nếu có xung đột với con cái hoặc vợ, chồng, bạn có thể tìm các bước giải quyết nó.
Bên cạnh đó, nên tránh các tác nhân gây căng thẳng khi có thể. Ví dụ, nếu tham gia giao thông vào giờ cao điểm gây stress, bạn có thể đi sớm hơn vào buổi sáng hoặc di chuyển bằng phương tiện công cộng; hoặc tránh gặp những người khiến bạn căng thẳng.
Bạn cũng nên dành nhiều thời gian thư giãn và thực hiện các hoạt động yêu thích như đi dạo, nấu ăn, mua sắm… Ngồi thiền và hít thở sâu mỗi ngày có thể giúp kiểm soát căng thẳng.
9. Theo dõi huyết áp, khám sức khỏe định kỳ
Theo dõi huyết áp tại nhà giúp bạn kiểm soát mức huyết áp. Điều này đảm bảo rằng các thay đổi trong lối sống đang hoạt động hiệu quả; đồng thời cảnh báo các biến chứng sức khỏe tiềm ẩn. Thăm khám sức khỏe định kỳ cũng là chìa khóa giúp kiểm soát huyết áp. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra những chỉ định phù hợp với điều kiện sức khỏe của bạn.
Mặt khác, gia đình và bạn bè có thể hỗ trợ, giúp bạn cải thiện sức khỏe. Họ có thể khuyến khích bạn chăm sóc bản thân, đưa đi khám bác sĩ, hoặc cùng tập luyện một chương trình thể dục với bạn để kiểm soát huyết áp ở mức tiêu chuẩn.
Một số loại trái cây giúp ổn định huyết áp
Quả cam
Một trong những loại trái cây phổ biến, dễ mua và được tiêu thụ rộng rãi nhất trên thế giới đó là cam, cam rất giàu kali. Một phần 100g của cam đã chứa tới 181mg kali (theo dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ). Vì vậy, lời khuyên là hãy ăn chúng thường xuyên để kiểm soát huyết áp.
Quả ổi
So với cam, ổi còn giàu vitamin C và kali hơn cả.
Theo NDTV, loại trái cây nhiệt đới này chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt rất phù hợp cho người có vấn đề về huyết áp. So với cam, ổi còn giàu vitamin C và kali hơn cả. Theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, 100g ổi đã chứa 417mg kali, vì vậy có tác dụng điều hòa huyết áp rất tốt. Bạn có thể thêm ổi vào thực đơn tráng miệng hay làm nước ép, làm salad trái cây…
Quả chuối
Quả chuối có giá rẻ, được bày bán khắp các chợ nhưng thường bị bỏ qua vì không phải ai cũng hiểu được hết giá trị dinh dưỡng của chúng. Trong chuối có chứa hàm lượng kali cao, kali có thể thúc đẩy bài tiết nhiều natri từ thận, đồng thời có thể ức chế hệ thống urê và angiotensin, có thể làm giảm huyết áp. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, kali không chỉ làm giảm tác dụng của natri mà còn có tác dụng tích cực đến thành mạch máu.
Lưu ý: Những người đang mắc các bệnh về thận thì cần nói chuyện kỹ với bác sĩ về hàm lượng kali có thể nạp vào trong ngày.
NT (theo khoahoc.tv)