1. Mua sắm mà không lập danh sách
Nếu bạn đang chi tiêu quá nhiều khi đi tiệm tạp hóa, siêu thị, rất có thể bạn không có thói quen lập danh sách đồ cần mua. Thông thường, khoảng 85% những gì bạn mua đều đã có sẵn ở nhà.
Cách để tránh vấp phải thói quen xấu này là bạn nên tìm biên lai mua sắm tại siêu thị tuần trước. Bạn cần kiểm tra tủ lạnh và tủ đông, loại khỏi danh sách mua sắm những món đồ mà ở nhà đã có. Ở cuối danh sách mua sắm, bạn để trống ba dòng để mua các mặt hàng trông hay ho khi tới siêu thị, đồ giảm giá. Nhưng hãy hạn chế mua chúng vì những món này có thể chiếm tới 40% giá trị hóa đơn.
2. Bạn chú tâm vào phần đầu/cuối của kệ hàng
Phần đầu/cuối kệ hàng (endcap) là vị trí bạn nhìn thấy ngay khi bắt đầu hoặc bước ra khỏi một kệ hàng, mang lại cho thương hiệu lợi thế cạnh tranh. Nơi này được đặt những món đồ với nhiều màu sắc, bắt mắt và thường là các mặt hàng theo mùa.
Trên thực tế, cách các nhà sản xuất đưa các mặt hàng của họ vào khu vực này là bởi vì họ biết rằng người mua sẽ lấy các mặt hàng từ chỗ này mà không mấy khi nhìn vào giá cả. Giải pháp cho bạn là luôn kiểm tra giá cả khi mua sắm.
3. Bạn mua nhiều món với số lượng lớn để được giá hời
Khi bạn mua đồ với số lượng lớn, chỉ mua những thứ bạn sẽ sử dụng thường xuyên và nhà có không gian để lưu trữ chúng. Nếu không tìm hiểu kỹ, nhiều mặt hàng trong siêu thị sẽ có ngày hết hạn nhanh chóng trước khi bạn kịp dùng chúng. Nếu định mua 100 cuộn giấy vệ sinh mà nhà không có chỗ chứa chúng, hãy mua chung với bạn bè hoặc chỉ mua tuỳ vào nhu cầu sử dụng.
4. Bạn tránh xa những món salad đóng túi
Bạn nên mua salad đóng túi nếu mục tiêu của bạn là ăn nhiều loại rau xanh. Bởi vì nếu tự chế biến, bạn sẽ mua nhiều loại rau khác nhau. Điều đó không chỉ dẫn đến lãng phí (ví dụ, bạn phải vứt bỏ phần lá bên ngoài và cắt bỏ phần gốc rau), còn có khả năng bạn phải vứt bỏ rau vì chúng đã héo khi bạn chưa kịp ăn hết.