Lysine giúp điều trị và ngăn ngừa các vết loét, ngăn ngừa căng thẳng, ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ…
Mỗi người cần bao nhiêu lysine?
Thịt bò là thực phẩm giàu lysin. Nguồn ảnh: Internet
Theo các nhà dinh dưỡng học, một người bình thường cần 1g lysine mỗi ngày. Nhưng đây là vi chất cơ thể không tự tổng hợp được mà cần được bổ sung qua thực phẩm. Tuy nhiên lysine rất dễ bị phá hủy trong quá trình nấu nướng. Với những người thường xuyên ăn chay, việc thiếu axít amin này rất dễ xảy ra.
Tác dụng phòng bệnh của lysine
Ngoài việc giúp cơ thể hấp thu canxi, kích thích sản xuất collagen kéo dài tuổi xuân, lysine còn có nhiều công dụng khác:
Điều trị và ngăn ngừa các vết loét: Lysine được sử dụng để điều trị các nhiễm trùng như herpes (mụn rộp sinh dục), các vết loét miệng….. Nghiên cứu khoa học đã kết luận rằng lysine có thể giúp điều trị vết loét, ngoài ra nó còn được sử dụng tại chỗ như một loại kem để làm giảm vết loét và viêm.
Giảm căng thẳng: Một số nghiên cứu cho thấy, lysine có thể giúp giảm lo lắng ở nam giới và căng thẳng ở phụ nữ.
Tác dụng phụ: Lysine là axít amin cần thiết cho cơ thể và có nhiều lợi ích. Tuy nhiên, lysine cũng có một số tác dụng phụ mà bạn cần biết, nhất là với những người bổ sung lysine theo đường uống như thuốc hay các chế phẩm có bổ sung lysine. Theo các bác sĩ, việc uống lysine phần lớn là an toàn nhưng một người bình thường không cần thiết và không nên bổ sung lysine vì nếu bổ sung quá nhiều lysine cho cơ thể sẽ gây các tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy.
Đối với phụ nữ mang thai: Có rất ít nghiên cứu về hiệu quả và tính an toàn của việc bổ sung lysine ở phụ nữ mang thai và cho con bú. Vì vậy, để an toàn và tránh thừa lysine không nên uống các loại thuốc bổ sung lysine trong khi mang thai mà chỉ cần ăn đủ các loại thực phẩm có lysine.
Thận trọng khi sử dụng lysine cho người mắc bệnh thận: Một số nghiên cứu đã chứng minh có mối liên hệ giữa hàm lượng lysine trong cơ thể và nguy cơ mắc bệnh thận. Bởi lysine có tác dụng trong việc tăng cường hấp thu canxi, điều này không tốt với bệnh sỏi thận. Tốt nhất chỉ nên bổ sung lysine qua thực phẩm, khi dùng bất cứ loại thuốc nào hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ, kể cả khi uống thuốc bổ sung lysine.
Ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ: Theo nhà hóa học, sinh vật học Linus Pauling, người từng 2 lần nhận giải Nobel y học cho biết, lysine có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch và đột quỵ.
Lysine có trong thực phẩm nào?
Lysine có mặt trong nhiều loại thực phẩm khác nhau. Nguồn cung cấp lysine chính là từ động vật, chẳng hạn như thịt và các sản phẩm từ sữa. Đối với người ăn chay và thuần chay, các loại đậu và mầm lúa mì là nguồn thực phẩm tốt của axit amin này.
Những thực phẩm sau đây sẽ giúp chúng ta đáp ứng lượng lysine được khuyến nghị hàng ngày:
Thịt đỏ;
Gà;
Trứng;
Cá, chẳng hạn như cá tuyết hoặc cá mòi;
Đậu;
Đậu lăng;
Phô mai;
Mầm lúa mì;
Quả hạch;
Đậu nành;
Men bia;
Tảo xoắn, một loại tảo mà các nhà sản xuất nén và bán ở dạng viên hoặc dạng bột.