Tốc độ tăng trưởng trên tất cả các chỉ số cho thấy GDP của khu vực châu Á sẽ vượt qua mức trước đại dịch Covid-19.
Nhiều ý kiến cho rằng việc tiếp tục duy trì các hạn chế đối phó với dịch Covid-19, thậm chí hiện chặt chẽ hơn ở các quốc gia trong khu vực châu Á sẽ để lại gánh nặng kinh tế hay khả năng nới lỏng ngay cả khi đạt tỉ lệ tiêm chủng cao. Bên cạnh đó, lo ngại về tăng trưởng ở Trung Quốc cũng trở thành vấn đề bao trùm đối với các nhà đầu tư. Những cuộc khủng hoảng nguồn cung, sản xuất, năng lượng, cắt điện liên miên hay vụ vỡ nợ của Evergrande khiến hoạt động thị trường bất động sản chậm lại cũng như chịu ảnh hưởng của các quy định rộng rãi từ Bắc Kinh.
Sở dĩ các nhà đầu tư thận trọng đến như vậy bởi tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn đầu đại dịch không quá lý tưởng. Trung Quốc là quốc gia châu Á sớm nhất phụ hồi hình chữ V. Kể từ đó, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trở lại mức trước Covid-19 vào quý 3 năm 2020. Trên thực tế, xuất khẩu phục hồi nhanh hơn so với các chu kỳ trước, có tác động lan tỏa mạnh mẽ đến chu kỳ chi tiêu vốn và đầu tư của châu Á đã tăng lên 2% so với trước đại dịch. Tuy nhiên, trong hai quý gần đây, đà tăng dần chậm lại. Sự xuất hiện của các biến thể Covid-19 cũng như chậm trễ trong tiêm chủng, các biện pháp nghiêm ngặt ở một số nền kinh tế lớn đã dẫn đến những hạn chế chặt chẽ hơn về khả năng di chuyển nội địa và quốc tế.
Bên cạnh đó, tiêu dùng là chỉ số duy nhất của tổng sản phẩm quốc nội vẫn ở mức thấp hơn so với trước khi đại dịch bùng phát. Nhận thức được thách thức, các nhà hoạch định chính sách đã tăng tốc các nỗ lực tiêm chủng. Trong ba tháng qua, tỷ lệ tiêm chủng đã tăng từ 32% lên 69% dân số trưởng thành của Châu Á. Với tốc độ hiện tại và nguồn cung cấp vắc xin dồi dào hơn, giới chuyên gia kỳ vọng 10 trong số 12 nền kinh tế sẽ đạt tỷ lệ tiêm chủng vượt trội, hơn 80% cho dân số trưởng thành vào cuối năm nay. Lúc này đây, một số quốc gia có lẽ cần thay đổi các chiến lược tiếp cận dịch bệnh và chuyển sang “sống chung với Covid” như một vấn đề đặc hữu.
Áp lực loại bỏ các biện pháp chống dịch bắt nguồn từ thực tế những hạn chế hoạt động trong các lĩnh vực sử dụng nhiều lao động, tạo gánh nặng việc làm. Gỡ bỏ các quy định sẽ giúp đảm bảo hoạt động sản xuất được duy trì, giảm thiểu gián đoạn nguồn cung cấp và thiếu hụt các bộ phận như chip và chất bán dẫn đã phát sinh do đại dịch.
Sự phục hồi trên diện rộng được kỳ vọng diễn ra và giữ vững trong đầu năm tới khi các nhà hoạch định chính sách thúc đẩy được tiến độ tiêm chủng, bắt đầu tiến tới mở cửa trở lại hoàn toàn để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng tiêu thụ. Hơn thế nữa, ảnh hưởng tích lũy từ những biện pháp chống dịch sẽ tác động đến thị trường dao động, vấn đề ổn định xã hội được ưu tiên, do đó khuyến khích nới lỏng hạn chế đối phó dịch. Khi tăng trưởng tái tăng tốc trên diện rộng, GDP sẽ vượt qua ngưỡng trước đại dịch vào đầu năm tới và châu Á một lần nữa là khu vực tăng trưởng vượt trội.
Trở lại bối cảnh tăng trưởng xuất khẩu suy giảm trong giai đoạn 2010-2016, các nhà hoạch định chính sách phải dựa vào đòn bẩy, làm nảy sinh những lo ngại về ổn định vĩ mô. Trong chu kỳ này, Hoa Kỳ tận dụng khu vực công và hỗ trợ tăng trưởng toàn cầu, đồng thời giúp thúc đẩy xuất khẩu của châu Á. Thị phần xuất khẩu toàn cầu của châu Á hiện đã quay trở lại quỹ đạo đi lên, vốn đã bị gián đoạn từ giữa năm 2018 do căng thẳng thương mại. Lý do tại sao những đặc điểm này của toàn cầu lại quan trọng đối với châu Á là vì động cơ tăng trưởng của châu Á vốn dĩ vẫn là xuất khẩu. Theo một cách nào đó, câu chuyện tăng trưởng của châu Á trong chu kỳ này sẽ giống với năm 2003-2007. Trên thực tế, động lực này đã nổi lên vào cuối năm 2016, khi châu Á đã điều chỉnh phân bổ vốn hiệu quả sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
TL (theo Nikkie Asia)