Chế độ ăn uống quá nhiều protein, thịt đỏ, hải sản hay đồ uống có đường… là nguyên nhân chính khiến bệnh gout ngày một nặng hơn. Chính vì thế, xây dựng chế độ ăn uống khoa học, nhiều rau xanh hoa quả, hạn chế protein là hết sức cần thiết.
Thực phẩm người bị bệnh gout nên và không nên ăn
Khi bị bệnh gout nên ăn hoa quả gì, rau củ gì là câu hỏi mà nhiều bệnh nhân gout thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ điểm qua một số loại rau củ quả tốt cho người bệnh gout, tham khảo và bổ sung ngay vào thực đơn hàng ngày nhé!
Dưới đây sẽ là một vài lưu ý khi lựa chọn rau củ quả cho người bị bệnh gout:
1. Nên lựa chọn trái cây, rau xanh có hàm lượng purin thấp
Một trong những nguyên nhân gây nên gout chính là do tinh thể urate tích tụ bên trong khớp, mà tinh thể urate lại được hình thành khi nồng độ Acid uric tăng cao. Khi cơ thể bạn tiêu thụ quá nhiều các thực phẩm, rau củ chứa purin sẽ dẫn đến Acid uric hình thành gây nên tình trạng đau nhức.
Chính vì thế, khi chọn lựa rau hay hoa quả, bạn cần quan tâm đến hàm lượng purin.
2. Chọn rau, trái cây nhiều chất xơ
Chất xơ sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn đồng thời làm chậm quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng.
Các chuyên gia của trung tâm Y tế Đại học Maryland hướng dẫn chế độ ăn cho người Mỹ có nói: Nam giới nên tiêu thụ 25 gam chất xơ mỗi ngày, còn phụ nữ cần tới 38 gam chất xơ.
3. Lựa chọn các loại rau giàu chất chống oxy hóa
Nồng độ Acid uric cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các chất chống oxy hóa sẽ giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi các gốc tự do gây hại cho tế bào và tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Đây chính là lý do để bạn lựa chọn những loại rau giàu chất chống oxy hóa.
4. Chọn loại trái cây giàu dinh dưỡng
Với những người bị bệnh gout, các gốc tự do có thể tích tụ và gây viêm chính vì thế việc bổ sung các loại trái cây giàu dinh dưỡng, chứa nhiều flavonoid sẽ giúp giảm bớt các vấn đề phát sinh của bệnh gout.
Bệnh gout nên ăn hoa quả gì, trái cây gì?
Khi đã hiểu được những nguyên tắc lựa chọn hoa quả, rau củ cho người bệnh gout bạn sẽ có thể dễ dàng hơn khi sử dụng chúng. Hãy cùng chúng tôi điểm qua một vài loại trái cây, rau củ mà người bị gout nên ăn.
1. Việt quất
Việt quất là một loại trái cây cực kỳ tốt mà thiên nhiên ưu ái dành tặng cho những người mắc phải “căn bệnh nhà giàu”. Lượng purin trong quả việt quất khá thấp giúp hạn chế quá trình hình thành Axit uric. Đây còn là một loại quả rất nhiều dưỡng chất, đặc biệt trong việt quất có chứa hoạt chất anthocyanin có hoạt tính kháng viêm hiệu quả. Nếu có điều kiện, hãy thường xuyên sử dụng loại quả này cho thực đơn hàng ngày.
2. Dưa hấu
Dưa hấu có tính lạnh, vị ngọt có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu… Dây là một loại trái cây đặc biệt tốt cho người bị bệnh gout giai đoạn cấp tính. Bên cạnh đó, dưa hấu còn chứa nhiều nước, kali và đặc biệt không chứa purin.
3. Bí đỏ
Thừa cân béo phì là một trong nhiều nguyên nhân gây nên gout. Chính vì vậy, bí đỏ chính là thực phẩm vàng mà người bị gout nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày.
Bí đỏ có chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, đặc biệt ít chất béo, ít calo có tác dụng giảm mỡ máu, hạ đường huyết hiệu quả.
4. Bí xanh
Bí xanh có tính mát, vị ngọt chứa nhiều nước có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giảm béo. Ngoài ra, bí xanh còn là loại thực phẩm chứa rất ít purin cực tốt đối với người bệnh gout. Đây chính là gợi ý lý tưởng để người bị gout bổ sung vào thực đơn mỗi ngày.
5. Rau cần tây
Cần tây là một loại thực phẩm có tính mát, lợi tiểu nó được xem là loại rau rất tốt cho người bị gout. Trong cần tây có chứa ít purin có khả năng làm giảm axit uric trong máu nhằm hạn chế tối đa các cơn gout cấp tái phát. Với cần tây, người dùng có thể ép lấy nước uống hoặc kết hợp làm rau gia vị làm món ăn hàng ngày.
6. Dưa leo
Trong 100 gam dưa leo chỉ chứa 7,3g purin, đây là hàm lượng rất thấp và cực thích hợp đối với người mắc bệnh gout.
Ngoài ra, dưa leo còn hỗ trợ thúc đẩy bài tiết axit uric qua đường tiết niệu giúp điều trị bệnh gout hiệu quả.
Bạn có thể dùng dưa leo ép lấy nước hoặc ăn sống,dùng làm nộm…
7. Táo, lê
Đây là loại quả kiềm tính, mát và có vị ngọt có vai trò rất tích cực trong việc điều trị bệnh gout. Trong quả táo và lê có chứa nhiều nước, kali và đặc biệt là không có purin. Ngoài ra, lê và táo còn có hàm lượng chất xơ rất cao.
Thường xuyên sử dụng 2 loại quả này sẽ giúp cải thiện tình trạng đau nhức cho người bệnh gout.
8. Quả nho
Đây là một loại quả giàu dưỡng chất, đặc biệt nó chứa hàm lượng purin cực kỳ thấp. Sử dụng nho hàng ngày sẽ giúp người bệnh gout giảm đau đớn nhanh chóng và hiệu quả.
9. Cải bẹ xanh
Cải bẹ xanh là loại rau có chứa lượng chất xơ dồi dào, bên cạnh đó trong cải xanh cũng chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất giúp quá trình thải axit uric ra ngoài nhanh chóng. Bạn có thể dùng cải xanh luộc hoặc nấu canh và sử dụng hàng ngày.
10. Bưởi
Bưởi là một loại trái cây có rất nhiều kali – một chất quan trọng trong việc điều trị gout. Ngoài ra, Kali cũng giúp thận thải tinh thể urate qua nước tiểu. Trong bưởi cũng có nhiều vitamin C giúp làm giảm tình trạng viêm do gout gây ra. Chính vì thế, đừng ngần ngại bổ sung những trái bưởi mọng nước, những ly nước ép bưởi vào khẩu phần ăn hàng ngày.
Với câu hỏi bệnh gout nên ăn hoa quả gì, rau củ gì? Chắc hẳn giờ đây bạn đã có được câu trả lời thích hợp. Hãy bổ sung ngay top thực phẩm nói trên vào bữa ăn để góp phần đẩy lùi cũng như ngăn chặn bệnh gout phát triển.
Những thực phẩm người bị bệnh gout cần tránh
Thịt đỏ
Đây là loại thực phẩm giàu protein. Nếu ăn quá nhiều, lượng protein dư thừa sẽ chuyển hóa thành chất béo dưới da, đồng thời sản sinh ra các axit uric. Bạn không phải kiêng thịt đỏ hoàn toàn. Tuy nhiên, bác sĩ khuyên bạn nên tránh ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, ngựa, dê.
Nội tạng động vật
Các loại nội tạng động vật làm tăng mức độ viêm và nồng độ axit uric trong máu.
Theo Mayo Clinic, các loại nội tạng động vật như gan, thận…, có chứa lượng purin cao, làm tăng mức độ viêm và nồng độ axit uric trong máu. Những thực phẩm có hàm lượng purin cao là nguyên nhân chính gây ra bệnh gout.
Hải sản
Những loại động vật có vỏ như tôm, sò điệp, trai…, cũng chứa hàm lượng purin cao hơn nhiều thực phẩm khác. Hợp chất này sẽ làm sản sinh ra các tinh thể axit uric, ứ đọng trong mô mềm và khớp. Ngoài ra, người bị bệnh gout cũng cần tránh những loại cá như cá cơm, cá mòi, cá thu, cá trích…
Rượu bia
Bia và rượu chưng cất có thể gây mắc và tái phát bệnh gout vì làm tăng mức độ axit uric trong cơ thể. Chúng cũng khiến người bệnh khó xử lý và đào thải axit uric ra khỏi cơ thể hiệu quả.
Đồ uống có đường
Chất ngọt kích thích cơ thể sản xuất ra axit uric nhiều hơn.
Theo Webmd, nếu bị bệnh gout, bạn cần tránh đồ uống chứa chất ngọt nhân tạo như soda hoặc nước trái cây. Chất ngọt trong những loại đồ uống này có thể khiến bạn tăng cân, đồng thời, kích thích cơ thể sản xuất ra axit uric nhiều hơn. Nghiên cứu cho thấy nam giới tiêu thụ nhiều đường fructose sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh gout hơn.
Rau giàu purin
Một số loại rau chứa hàm lượng purin cao như măng tây, rau bina, súp lơ và nấm. Tuy nhiên, rau chứa lượng purin thấp hơn thịt, cơ thể chuyển hóa và bài tiết purin từ rau hiệu quả hơn. Bạn có thể thêm những loại rau này vào chế độ ăn uống, miễn là không ăn chúng hàng ngày.
Cà phê
Đồ uống chứa caffeine là thứ tuyệt đối không được cho người bệnh gout sử dụng. Caffeine là chất lợi tiểu khá mạnh, nghĩa là nó đẩy nước ra khỏi cơ thể. Điều này không tốt cho người bệnh gout. Khi cơ thể mất nhiều nước, axit uric sẽ tích tụ ở các khớp xương, gây đau dữ dội, khó chịu.
NT (theo khoahoc.tv)